Bị ho có nên uống nước đá?
Nước đá giúp giải nhiệt cơ thể hiệu quả nên nhiều người ưa thích. Tuy nhiên không phải ai cũng nên uống nước đá. Vậy người bị ho có nên uống nước đá không? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Bị ho có nên uống nước đá không?
Nước đá có tác dụng làm giảm sưng đỏ, giảm nhanh cảm giác đau rát do va chạm hoặc tai nạn khi bệnh nhân sử dụng đá lạnh để chườm lên vị trí bị chấn thương. Bên cạnh đó, nước đá còn có khả năng làm co mạch khiến máu không thể đi đến chỗ trầy xước và những vị trí đang bị sưng viêm… Tuy nhiên việc sử dụng nước đá trong thời gian bị ho lại là điều không nên.
Bản chất vùng họng, niêm mạc họng và những vị trí xung quanh đều rất nhạy cảm nên khi bị ho những vị trí này càng trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều lần so với thông thường. Mặc dù nước đá lạnh sẽ giúp ức chế và giảm nhanh những triệu chứng đau buốt thế nhưng niêm mạc họng lại bị tổn thương ngay sau đó vì không thể thích nghi kịp khi nhiệt độ bị thay đổi quá đột ngột.
Ngoài ra chúng ta không thể đảm bảo nước đá có được sản xuất từ nguồn nước sạch hay không. Theo đó nước đá có thể chứa một số chất kích thích và các tác nhân gây hại, các loại vi khuẩn, virus. Do đó nếu bệnh nhân bị ho liên tục uống nước đá trong một thời gian dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại này xâm nhập và bám rế sâu vào khoang miệng gây viêm nhiễm và khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Phòng ngừa và điều trị ho như thế nào?
Ho sẽ không trở thành một bệnh lý khó điều trị và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh có thể nắm vững những cách phòng ngừa và điều trị ho ngay từ khi bệnh mới vừa khởi phát. Ngoài việc không nên uống nước đá lạnh khi bị ho, người bệnh cần thực hiện thêm những điều sau đây:
• Mỗi buổi sáng, bệnh nhân bị ho có thể sử dụng một tách trà gừng ấm pha cùng mật ong hoặc dùng một ít trà hoa cúc nóng để làm dịu đi những cơn đau rát cổ họng và những tổn thương tại vùng niêm mạc họng, đồng thời chữa bệnh ho một cách hiệu quả.
• Bệnh nhân bị ho nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nhất là sau khi ăn.
• Thường xuyên dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng đã làm ấm súc miệng, súc họng mỗi ngày. Điều này sẽ giúp vùng họng và niêm mạc họng được làm sạch, tăng tính kháng viêm, kháng khuẩn và tiêu diệt các tác nhân gây hại đang hoành hành.
• Uống nhiều nước ấm mỗi ngày.
• Cung cấp những thực phẩm có lợi và những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe người bệnh. Cụ thể như bệnh nhân ho cung cấp nhiều chất sắt, chất đạm, kali, protein, magie, canxi… có trong thịt cá trứng sữa và đa dạng các loại vitamin có trong rau củ quả, nước ép trái cây. Điều này sẽ giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch nhanh chóng.
• Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây hại, khói bui, nấm móc, khí thải, hóa chất, chất thải, các tác nhân gây dị ứng… bằng cách mang khẩu trang khi ra đường.
• Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
• Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
• Sống và làm việc tại những nơi khô thoáng, trong lành.
• Trong thời gian bị ho, tuyệt đối không nên ăn những loại thực phẩm cay nóng, thực phẩm đông lạnh, thức ăn đã qua quá trình chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm khô cứng, đồ nướng, thức ăn tươi sống… để tránh gây viêm nhiễm và làm tổn thương niêm mạc họng.