Cách chữa hen suyễn triệt để nhất

Cách chữa hen suyễn triệt để nhất là mốt quan tâm của nhiều người bệnh. Bởi hen suyễn xảy ra ở mọi đối tượng, lứa tuổi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh. Do đó việc điều trị bệnh là hết sức quan trọng.

Cách chữa hen suyễn triệt để

Hen phế quản uống thuốc gì? - Có thể dùng thuốc Tây Y hoặc thuốc nam để chữa hen suyễn.

Thuốc Tây y trị hen suyễn

Chữa hen phế quản chính là điều trị làm giảm các triệu chứng bệnh. Thuốc tây chữa hen phế quản là các loại thuốc có tác dụng giãn phế quản, chống viêm, được chia thành 2 nhóm dự phòng và cắt cơn. Các loại thuốc dạng hít được ưa chuộng hơn so với thuốc uống dạng viên nén hoặc dạng lỏng. Các thuốc dạng hít sẽ tác động trực tiếp lên bề mặt và cơ của đường hô hấp, nơi bắt đầu các triệu chứng của bệnh.

Một số thuốc chữa hen phế quản thường dùng ở Việt Nam

Thuốc hít corticosteroid chứa hoạt chất: Budesonide, Beclomethasone, Fluticasone.

Thuốc làm giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài có những hoạt chất: Formoterol, Salmeterol.

Tuy nhiên, thuốc chữa hen phế quản có tác dụng cắt cơn nhanh chóng nhưng lại có nhiều tác dụng phụ kèm theo như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn dạ dày,…

Một số bài thuốc nam chữa hen phế quản

Điều trị bệnh hen phế quản bằng thuốc nam không những làm giảm triệu chứng mà còn cân bằng các tạng phủ, nâng cao sức đề kháng và phòng chống tái phát.

Bài thuốc chữa hen suyễn thể phong nhiệt

Nguyên liệu: 10 – 12g sài đất (có thể thay bằng lá dâu tằm), 10 – 12g hạt ý dĩ, 8 – 10g hạt tía tô, 8 – 10g bán hạ.

Cách làm: Dùng 750ml sắc đến khi còn 200ml, để nguội, uống ngày 2 lần trước bữa ăn.

Bài thuốc chữa hen phế quản thể phong hàn

Vị thuốc: 10 – 12g hạt ý dĩ, 8 – 10g hạt tía tô, 8 – 10g nhục quế, 8 – 10g bán hạ.

Cách làm: Dùng 750ml nước, sắc còn 200ml thì tắt bếp, chia làn 2 lần uống trước khi ăn, uống nước thuốc lúc ấm.

Bài thuốc trị hen phế quản thể phong đàm

Dùng 8 – 10 g hạt tía tô, 8 – 10 g hạt củ cải, 10 – 12g hạt ý dĩ (có thể dùng bèo cái 10 – 12g), 8 – 10g bán hạ và trần bì 6 – 10g sắc với 750ml nước, còn lại 200ml, chia nước thuốc làm 2 lần uống trước khi ăn, uống ấm.

Chữa hen phế quản tại nhà bằng thảo dược

Cây lá hen chữa bệnh hen phế quản

Cây lá hen mọc tự nhiên ở rất nhiều nơi, tùy từng vùng miền mà có nhiều cách gọi khác nhau theo đặc tính như: bồng bồng, bàng biển.

Cây lá hen hay còn gọi là bàng biển, bồng bồng. Lá cây này có vị đắng, nuốt xuống sẽ thấy vị chát nhưng có tính mát; có tác dụng giải độc, tiêu đơm, trừ ho, chữa hen phế quản vô cùng hiệu quả.

Trong lá hen có chứa những hoạt chất rất có lợi trong việc điều trị bệnh hen phế quản như α-và β-amyrin giúp làm giãn phế quản nhanh chóng, hạn chế tối đa các cơn hen, khó thở ở bệnh nhân.

Bên cạnh đó, khả năng ngăn ngừa sự oxy hóa của lá hen cũng được công nhận, người bị hen phế quản dùng bài thuốc từ lá hen thường xuyên sẽ thấy bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

Chữa hen phế quản bằng trái mơ chín

Chuẩn bị: Mơ chín, chanh, cam thảo và mật ong.

Khi kết hợp các vị thuốc trên sẽ giúp trị ho, chữa hen phế quản vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện: Mơ chín rửa sạch, sau đó cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi thêm nước vào lượng vừa đủ. Đun lửa nhỏ cho đến khi cô đặc lại thành cao thì cho vào hũ thủy tinh dùng dần. Mỗi ngày ngậm một ít cao này các triệu chứng hen phế quản sẽ nhanh chóng biến mất.

Lá hẹ chữa hen suyễn

Dùng 1 năm lá hẹ rửa sạch, giã nát lọc lấy nước uống. Hoặc có thể đem sắc lá hẹ lấy nước uống triệu chứng thở khò khè do bệnh hen phế quản gây ra sẽ giảm dần.

Tỏi trị hen phế quản

Tỏi có chứa chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng chữa hen suyễn hiệu quả.

Dùng 1 vài nhánh tỏi bóp sạch vỏ rồi đun với 1/2 cốc sữa, uống ngày 1 lần. Hoặc có thể dùng 3 nhánh tỏi bóc vỏ cho vào ấm nước sôi ngâm trong 5 phút

Bạn có thể đun một vài tép tỏi cùng 1/2 cốc sữa, uống 1 lần 1 ngày hoặc có thể tự chế trà tỏi theo cách làm dưới đây:

Cho khoảng 3 tép tỏi bóc vỏ vào ấm nước sôi và để trong khoảng 5 phút.

>> https://viemphequan.net/