Trẻ sơ sinh ho có đờm không sốt dấu hiệu bệnh gì?

Trẻ sơ sinh ho có đờm không sốt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh đường hô hấp. Nếu không điều trị sớm và kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy trẻ sơ sinh ho có đờm không sốt là dấu hiệu quả bệnh gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Trẻ ho có đờm không sốt là bệnh gì?

Trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp có những triệu chứng điển hình như ho khan, ho có đờm, ngạt mũi, chảy nước mũi, không sốt hoặc sốt cao...Dưới đây là một số bệnh trẻ có nguy cơ mắc phải khi có biểu hiện ho có đờm không sốt:

Viêm phế quản cấp

Trẻ bị mắc bệnh này nguyên nhân là do virus hợp bào hô hấp gây viêm nhiễm đường hô hấp nhỏ dưới phổi làm cho  trẻ thở khò khè nhiều đờm, kèm theo hơi thở nhanh, nông và khó khăn.

Viêm tắc thanh quản

Nguyên nhân của bệnh này do virus lây lan khiến khí quản và cổ họng bị sưng, bị thu hẹp lại. Bệnh thường diễn ra vào buổi đêm, phần lớn trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ mắc bệnh này. Tiếng ho của trẻ trong bệnh này là tiếng ho chát chúa, khô khốc và khác biệt so với các cơn ho khác.

Cảm lạnh

Khi thấy trẻ có triệu chứng ho có đờm, sặc nước bọt nhưng khi thở lại bị khô, khò khè, ba mẹ có thể nghĩ ngay đến trẻ bị cảm lạnh. Trẻ sẽ có các triệu chứng như ho có dờm và sổ mũi, tịt mũi, hắt hơi, không sốt (hoặc có thể sốt nhẹ), mệt mỏi và chán ăn. Nguyên nhân do vi khuẩn lây nhiễm qua đường mũi, cổ họng hay đường hô hấp chính của phổi, dẫn đến việc trẻ có những triệu chứng trên.

Viêm họng cấp

Tình trạng niêm mạc họng xảy ra một cách đột ngột, gây nên bởi virus (cúm, sởi,..) vi khuẩn (phế cầu, liên cầu,..). Trẻ có biểu hiện đau rát cổ họng, nói khó, nuốt vướng, ho, đờm, sổ mũi. Lúc mới có biểu hiện có thể không sốt, sau nặng lên có thể sốt cao 39 – 40 độ C.

Trẻ sơ sinh ho có đờm nhưng không sốt chữa thế nào?

Khi trẻ sơ sinh ho có đờm nhưng không sốt bạn nên áp dụng những cách đơn giản sau để xem tình trạng bé có thuyên giảm không. Đó là:

Vệ sinh đường mũi họng bằng nước muối sinh lý thường xuyên cho trẻ. Trong một số trường hợp chỉ cần dùng những cách đơn giản này mà trẻ có thể khỏi bệnh mà không cần đến thuốc kháng sinh.

Sử dụng một số  liệu pháp trị ho được ông bà hay sử dụng hoặc trong các bài thuốc đông y. Bao gồm: lá húng chanh, cây kim ngân, mật ong, gừng, đường phèn, cam thảo, bạc hà… Tuy những phương pháp này có kết quả chậm nhưng lại khá an toàn cho trẻ.

Cần phải giữ ấm cho trẻ. Đồng thời giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh thật sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Giai đoạn này trẻ thường lười ăn, dễ bị ói. Vậy nên cần bổ sung những thức ăn dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ.

Nếu sử dụng những biện pháp trên mà trẻ vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đưa trẻ đi bác sĩ. Để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Mong rằng với những thông tin về việc Trẻ sơ sinh ho có đờm nhưng không sốt chữa thế nào sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh.


>> viemphequan.net