Viêm phế quản phổi ở người lớn và những thông tin cần biết

Viêm phế quản phổi ở người lớn là gì, có triệu chứng nhận biết nào? Hay cần phải làm gì để kiểm soát bệnh. Cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn ngay sau đây nhé!

Viêm phế quản phổi ở người lớn là bệnh gì?

Viêm phế quản phổi là bệnh xảy ra cả ở trẻ nhỏ và người lớn, tuy nhiên viêm phế quản phổi ở người lớn có một số khác biệt. Vậy viêm phế quản phổi ở người lớn là gì? Cách kiểm soát bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu các vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Triệu chứng điển hình của viêm phế quản phổi ở người lớn

Triệu chứng viêm phế quản phổi ở người lớn được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn khởi phát và giai đoạn toàn phát.

Giai đoạn khởi phát

Khởi phát từ từ: Giai đoạn này thường khó phát hiện và hay nhầm thành các triệu chứng bệnh hô hấp khác. Có những biểu hiện sốt nhẹ, ho khan, hắt hơi, sổ mũi. Nếu không được chữa trị dứt điểm sé chuyển sang giai đoạn toàn phát.

Khởi phát đột ngột: Triệu chứng đã khá rõ ràng như trẻ sốt cao, khó thở, tím tái, chán ăn, nôn chớ, chướng bụng…

Giai đoạn toàn phát

Như đã nói ở trên, nếu không được điều trị kịp thời ở giai đoạn khởi phát thì sẽ diễn biến đến giai đoạn toàn phát.

Sốt cao: đến 400C, thuốc hạ sốt thường ít đáp ứng lúc này, có thể gây ra hiện tượng li bì, co giật, thậm chí là hôn mê nếu không hạ sốt kịp thời.

Ho: những cơn ho dữ dội và liên tục, ho có xuất tiết đờm, chảy mũi đặc màu vàng. Nếu thấy dấu hiệu này cần phải nghĩ ngay đến bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn.

Khó thở: cánh mũi phập phồng, co thắt lồng ngưc, trên và dưới xương ức rút lõm.

Tím tái: Gặp ở những người đã mắc bệnh nặng. Cơ thể sẽ tím tái quanh môi, đầu chi, lưỡi hoặc toàn thân.

Các triệu chứng khác kèm theo: rối loạn tiêu hóa như bỏ ăn, chán ăn, chướng bụng, tiêu chảy…

Cách kiểm soát bệnh hiệu quả

Đi khám bác sĩ

Việc đầu tiên cần phải làm khi phát hiện đã mắc bệnh là đi khám bác sĩ chuyên khoa để có thể có được sự tư vấn và điều trị phù hợp nhất với cơ địa và tình trạng bệnh của mình thay vì tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc trị ho,…  Điều này vô hình chung dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc, khó điều trị sau này.

Cải thiện môi trường sống

  • Làm sạch khu vực sống, tranh khói bụi, khi độc.
  • Nên sử dụng các loại máy tạo ẩm để nới lỏng chất nhầy trong đường thở.
  • Người bệnh phải ngừng sử dụng các loại thuốc lá, thuốc lào và bia rượu…

Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và rèn luyện hợp lý

  • Nên luyện tập bằng bụng để tăng lượng khí đi vào phổi vì khi mắc bệnh viêm phế quản phổi thì người bệnh luôn cảm thấy khó thở, tức ngực, hít thở không thông.
  • Nên ăn các loại thức ăn như cháo hành hoặc cháo hạnh để giúp bệnh thuyên giảm nhanh hơn.
  • Khi cảm thấy mệt mỏi và khó thở, hãy nghỉ ngơi, đừng để cơ thể quá sức.
  • Cần uống đầy đủ nước để tránh tình trạng tắc nghẽn và xung huyết, không chỉ vậy nó còn giúp cho họng bớt đau rát do ho nhiều.

Kết hợp chữa viêm phế quản phổi cho người lớn bằng thuốc nam

Gừng

Gừng có chứa hoạt chất có tác dụng giảm viêm đường hô hấp và giãn cơ hô hấp như một số loại thuốc trị hen nhất định. Người bị viêm phế quản phổi có thể sử dụng gừng chữa bệnh một cách hiệu quả.

Tỏi

Tỏi có chứa chất kháng sinh tự nhiên mạnh allicin có tác dụng chống viêm, cải thiện máu lưu thông trong hệ thống phổi, tạo điều kiện hô hấp dễ dàng hơn.

Các biện pháp phòng ngừa

  • Tăng cường khả năng miễn dịch hô hấp, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể trước các nhân tố gây bệnh, đây được xem là giải pháp tốt nhất, hiệu quả cao nhất trong việc phòng ngừa căn bệnh này.
  • Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày khi còn khỏe mạnh, chưa mắc bệnh
  • Ăn uống đầy đủ, hợp lí, bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ hô hấp, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Tránh sử dụng tràn lan các chất kích thích, hút thuốc, rượu bia
  • Giữ ấm vùng đầu, mặt, cổ họng là những nơi dễ bị ảnh hưởng khi thay đổi thời tiết, môi trường tác động.
  • Điều trị dứt điểm, triệt để khi bị viêm họng, viêm amidan để tránh viêm đường hô hấp lan rộng
  • Tiêm phòng đầy đủ, nếu phát hiện có dịch sởi, ho gà, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay là dịch cúm gia cầm, phải kịp thời cách ly để tránh lây cho người khác, vì các bệnh này là một trong những nguyên nhân gây biến chứng viêm phế quản phổi.

>> https://viemphequan.net/