Xử trí khi trẻ lên cơn suyễn như thế nào?
Khi chăm sóc trẻ bị hen suyễn thì cha mẹ cần phải theo dõi, nhận biết và có cách xử trí kịp thời khi bé lên cơn hen. Tìm hiểu cách xử trí khi trẻ lên cơn hen suyễn trong bài viết sau đây.
Xử trí khi trẻ lên cơn suyễn hiệu quả
1. Có kế hoạch ứng phó tại chỗ
Khi được chẩn đoán mắc bệnh hen, bạn cần làm việc với bác sĩ hoặc để lập phác đồ ứng phó với cơn hen suyễn. Phác đồ này là một quy trình các bước cần làm khi lên cơn hen cấp. Bản phác đồ phải được viết ra gồm số điện thoại cấp cứu, cũng như số điện thoại của gia đình và bạn bè có thể đến bệnh viện nếu cần.
- Khi được chẩn đoán mắc hen suyễn, bạn cần tham vấn bác sĩ để xác định các triệu chứng đặc trưng khi cơn hen trở nên nghiêm trọng và những việc cần làm khi cơn hen bùng phát (ví dụ như thuốc, đến phòng cấp cứu,...)
- Đảm bảo biết cách dùng ống hít khẩn cấp.
- Viết phác đồ này ra và luôn đem theo bên mình.
2. Tránh các tác nhân kích thích
Nhìn chung, bạn cần lưu ý ngăn ngừa các triệu chứng là cách tốt nhất để kiểm soát và điều trị hen suyễn. Nếu biết tình huống nào gây ra cơn hen (như ở gần lông động vật, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh), hãy cố gắng để tránh.
3. Mua ống hít do bác sĩ kê toa
Hiện có hai loại thuốc cấp cứu mà bác sĩ có thể kê toa cho bạn là bình xịt định liều(metered dose inhaler – MDI) hoặc bình xịt bột khô (dry powder inhaler – DPI).
- Bình xịt định liều MDI là loại ống hít thông dụng nhất. Dụng cụ xịt này cung cấp thuốc hen qua một bình xịt nhỏ được trang bị chất đẩy để đẩy thuốc vào phổi. Bình xịt định liều MDI có thể dùng riêng hoặc dùng kèm với buồng hít hoặc buồng đệm ("spacer") có tác dụng ngăn cách miệng và bình xịt, giúp bạn thở bình thường để tiếp nhận thuốc và giúp thuốc đi vào phổi một cách hiệu quả hơn.
- Ống hít DPI có tác dụng cung cấp thuốc chữa hen suyễn dạng bột khô không có chất đẩy. Các thành phần của ống hít DPI gồm có Flovent, Serevent, hoặc Advair. Ống hít DPI yêu cầu bạn phải thở nhanh và sâu, do vậy khiến bệnh nhân khó sử dụng trong cơn hen suyễn nên loại ống hít này ít thông dụng hơn bình xịt MDI tiêu chuẩn.
- Dù được kê toa sử dụng loại ống hít nào, bạn cũng phải nhớ đem theo bên mình.
4. Sử dụng bình xịt định liều MDI
Lưu ý khi lên cơn hen suyễn, bạn chỉ nên dùng ống hít MDI với thuốc cấp cứu và thuốc giãn phế quản (như albuterol). Không dùng thuốc corticosteroids hoặc thuốc giãn phế quản kích thích beta-2 tác dụng kéo dài (long-acting beta-2 agonist bronchodilators). Lắc bình xịt trong 5 giây để trộn đều thuốc trong bình.
- Trước khi dùng bình xịt cần đẩy hết không khí ra khỏi phổi.
- Nâng cằm lên và ngậm chặt buồng hít hoặc đầu ống hít.
- Nếu dùng buồng hít, bạn có thể thở bình thường và chậm để tiếp nhận thuốc. Nếu dùng ống hít, bạn cần bắt đầu thở vào và ấn ống hít cùng một lúc.
- Tiếp tục thở cho đến khi không thể hít vào được nữa.
- Nín thở trong 10 giây và lặp lại. Thông thường cần lặp lại nhiều lần hơn, dừng ít nhất 1 phút giữa các lần hít. Luôn luôn tuân theo phác đồ xử lý hen.
5. Sử dụng bình xịt bột khô DPI
Ống hít DPI của mỗi nhà sản xuất khác nhau, do đó bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Thở hết không khí ra.
- Ngậm chặt ống xịt bột khô DPI và hít mạnh vào cho đến khi đầy phổi.
- Nín thở trong 10 giây.
- Bỏ ống DPI ra khỏi miệng và thở ra từ từ.
- Nếu liều dùng được kê toa nhiều hơn một lần, lặp lại động tác trên sau một phút.
6. Nhận biết cơn hen cần cấp cứu
Nếu các triệu chứng hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn ngay cả sau khi dùng thuốc, bạn cần phải được cấp cứu. Gọi ngay cho dịch vụ cấp cứu nếu có thể. Tuy nhiên, nếu thở quá vất vả và không thể nói rõ ràng, hãy nhờ người khác gọi hộ, có thể là người nhà, bạn bè hoặc người qua đường.
- Phác đồ xử lý tốt bao gồm số điện thoại cấp cứu ở địa phương. Ngoài ra, bác sĩ giúp bạn xác định khi nào các triệu chứng trở nên trầm trọng và khi nào lâm vào tình huống nguy cấp để bạn biết khi nào cần giúp đỡ. Hãy gọi số cấp cứu địa phương nếu cơn hen không thuyên giảm nhiều sau khi dùng ống hít vài phút.
7. Nghỉ ngơi trong khi chờ nhân viên cấp cứu đến
Ngồi xuống và nghỉ trong lúc nhân viên cấp cứu đang trên đường đến hỗ trợ. Một số bệnh nhân hen suyễn thấy rằng ngồi ở tư thế "kiềng ba chân" – chồm ra đằng trước, hai tay chống lên đầu gối – có thể giúp ích bởi tư thế này giúp giảm áp lực lên cơ hoành.
- Cố gắng giữ bình tĩnh. Lo lắng có thể khiến các triệu chứng thêm nghiêm trọng.
- Nhờ những người ở gần đó ngồi bên cạnh để giúp bạn bình tĩnh trong khi chờ cấp cứu.